Sau 1 năm chính sách “miễn thuế Levy“ lỡ hẹn thì từ ngày 01/01/2018 tới đây, lao động nước ngoài tại Malaysia sẽ không phải trả tiền thuế Levy mà chủ sử dụng lao động sẽ phải trả khoản tiền này cho chính phủ…
Sau 1 năm chính sách “miễn thuế Levy“ lỡ hẹn thì từ ngày 01/01/2018 tới đây, lao động nước ngoài tại Malaysia sẽ không phải trả tiền thuế Levy mà chủ sử dụng lao động sẽ phải trả khoản tiền này cho chính phủ…
Trong thông báo phát đi vào ngày 20/12, Bộ trưởng Nguồn nhân lực Malaysia cho biết các chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả tiền thuế Levy thay cho các lao động nước ngoài mới, cũng như các lao động nước ngoài đã có giấy phép lao động.
“Bất cứ vi phạm nào trong việc không tuân thủ chính sách miễn thuế Levy mới cho người lao động sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật”.
Trước đó, ngày 31/12/2016, Phó Thủ tướng Malaysia kiêm Bộ trưởng Nội vụ Ahmad Zahid Hamidi thông báo kể từ 1/1/2017, chủ sử dụng lao động tại nước này sẽ phải chịu trách nhiệm đóng thuế levy cho công nhân nước ngoài của mình mà không được phép khấu trừ vào lương.
Tuy nhiên, sau đó đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Malaysia đã lên tiếng kêu gọi chính phủ xem xét lại, nghiên cứu kỹ lưỡng hơn và cho họ một lộ trình trước khi áp dụng chính sách này.
Ngày 11/01/2017, Nội các chính phủ Malaysia ra thông báo nhất trí hoãn 1 năm việc áp dụng quy định mới về tiền thuế Levy đối với lao động nước ngoài làm việc tại Malaysia. Bắt đầu áp dụng miễn thuế levy vào 01/01/2018.
Hiện tại tùy thuộc từng ngành nghề mà mức thuế Levy người lao động nhập cư Malaysia phải đóng khá cao, lên tới 1.850 ringgit/năm (khoảng gần 10 triệu VNĐ).
Với việc sẽ chính thức áp dụng Miễn thuế Levy kể từ ngày 01/01/2018 thì đây chính là tin vui cho anh chị em Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Malaysia khi mà sinh hoạt phí nước này ngày một leo thang và đồng Ringgit Malaysia chưa hồi phục kể từ khi nó mất giá vào tháng 3/ 2014.
Phương Trinh